Tin tức
Cách xử lý nước ao nuôi bị xanh đơn giản và hiệu quả

Ngày đăng: 30-05-2019 /(1989 view) Nước ao nuôi cá có màu xanh chủ yếu là do sự phát triển của tảo. Sau đây chế phẩm sinh học hidano xin giới thiệu làm sao để nhận biết màu nước tốt ,xấu và cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh hiệu quả.
Nhiều người khi mới bắt đầu nuôi cá ở vụ nuôi đầu thường “bỡ ngỡ” vì chưa nắm vững những kỹ thuật, cũng như cách phân biệt màu nước tốt - xấu. Một số bà con thường gửi thư về cho chúng tôi xoay quanh vấn đề “cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh như thế nào cho hiệu quả”. Trên thực tế, tình trạng hồ nuôi cá có màu xanh không phải là điều quá xa lạ. Nhưng để giúp bà con hiểu rõ hơn, cũng như biết cách xử lý kịp thời khi tảo độc phát triển vượt trội.
1. Vì sao nước ao nuôi cá có màu xanh?
Theo ý kiến của các chuyên gia, màu xanh của nước được hình thành từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do sự phát triển của các loại tảo. Trong đó:
a) Nước có màu xanh nhạt
Nếu quan sát thấy nước ao nuôi cá có màu xanh đọt chuối hoặc xanh nhạt, nghĩa là tảo lục đang phát triển và chiếm ưu thế. Như trong bài hướng dẫn cách gây màu nước trong ao nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đã chia sẻ trước đó thì đây là màu nước “lý tưởng” nhất cho tôm, cá.
Tảo lục có tên khoa học là Chlorophyta (một loài tảo thường xuất hiện trong môi trường nước ngọt và nước lợ nhạt) là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của cá trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, quá trình quang hợp của tảo lục còn giúp tạo ra oxy hòa tan cung cấp cho thủy sản nuôi, đồng thời hấp thu các chất hữu cơ dư thừa trong ao giúp làm giảm lượng khí độc trong ao. Chính vì thế, khi nước ao có màu xanh này nghĩa là bà con đã cải tạo tốt và chỉ cần duy trì màu nước như vậy trong suốt vụ nuôi.
Cách xử lý nước bị màu xanh nhạt
b) Nước có màu xanh đậm
Cũng là màu xanh nhưng là màu xanh đậm (hoặc xanh rêu), nghĩa là tảo lam đang phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong ao nuôi. Đây là một loài tảo độc không tốt cho sự phát triển của thủy sản, bên cạnh đó quá trình nở hoa của tảo lam còn khiến ao nuôi bị thiếu oxy trầm trọng, khi tảo tàn khiến nước ao bị ô nhiễm dễ bùng phát dịch bệnh.
Chính vì thế, khi quan sát thấy từng mảng tảo xanh nổi trên mặt nước ao ở cuối hướng gió, bà con cần tìm cách xử lý tảo xanh càng sớm càng tốt.
Cách xử lý nước bị màu xanh đậm
2. Cách diệt tảo xanh trong hồ cá
Tảo xanh có tên khoa học là Cyanobacteria, loài tảo độc này chủ yếu sống trôi nổi trên mặt nước ao nuôi. Tuy gọi là tảo nhưng thực chất cấu trúc của chúng lại có nhiều điểm tương đồng với vi khuẩn hơn. Khi tảo lam phát triển, bà con có thể dễ dàng nhận thấy các hạt li ti màu xanh lam (hoặc xanh ngọc) nổi trên mặt nước, có lúc lại thấy cái mảng có màu sắc tương tự nổi trên mặt nước và theo gió trôi dạt về cuối ao.
Hiện nay, có 3 cách diệt tảo xanh trong hồ cá hiệu quả được áp dụng phổ biến nhất là:
a) Cách diệt tảo xanh trong hồ cá bằng phương pháp sinh học
Là sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa thành phần vi khuẩn: Bacillus, Lactopacillus, Nitrobacter,… như chế phẩm vi sinh HIDANO – MT3A để xử lý. Khi được bổ sung vào hồ nuôi cá, hàng tỉ tế bào vi khuẩn sẽ nhanh chóng tăng sinh khối và cạnh tranh thức ăn và môi trường sống của tảo độc. Vì thế, tảo sẽ suy yếu dần và không gây mất cân bằng ao nuôi. Bà con có thể liên hệ Hotline: 0966 772 179 để được hướng dẫn liều lượng chính xác.
Bên cạnh đó, nhiều bà con còn sử dụng biện pháp nuôi ghép với các loài cá có khả năng tiêu thụ tảo xanh như: cá rô phi, cá trắm, cá trích,…
Quả thật, diệt tảo xanh bằng phương pháp sinh học hiện nay đang được rất nhiều bà con áp dụng và thành công. Không chỉ hiệu quả mà phương pháp này còn an toàn và không tồn dư hóa chất như các phương pháp khác.
b) Phương pháp vật lý
Với phương pháp này, khi phát hiện tảo xanh bà con cần lập tức ngừng bón phân (môi trường phú dưỡng tạo điều kiện để tảo phát triển mạnh). Dùng vợt vớt các mảng tảo nổi ra khỏi ao, loại bỏ lớp nước bề mặt ao.
Tiến hành thay 25% khối lượng nước trong vòng 24 giờ để làm giảm tác động của tảo và giảm nồng độ dinh dưỡng trong ao.
Khởi động hệ thống quạt, sục khí, viên oxy,… để bổ sung thêm oxy hòa tan cho ao.
c) Phương pháp hóa học
Là biện pháp sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng như: đồng CuSO4, natri percarbonate, sulfat đồng, chlorine,… để diệt tảo. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến bà con nên cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này, bởi hóa chất sẽ không chỉ tiêu diệt tảo xanh mà còn diệt cả những loại tảo có lợi, gây mất cân bằng ao nuôi.
Như vậy, Chế phẩm sinh học Hidano vừa chia sẻ đến bà con những cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ biết cách xử lý khi ao gặp phải tình trạng tương tự. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Từ khóa: ao tôm có màu xanh đậm nước ao tôm có màu đỏmàu nước ao nuôi cánước ao có màu xanh đậmnuoc ao tom co mau vangcách xử lý nước màu xanhnuoc ao tom co mau xanhnuoc ao tom mau denCách xử lý nước ao nuôi b
Thông tin liên quan
-
10/08/2019 Hidano tổ chức Hội thảo lúa hữu cơ tại tỉnh Kiên Giang
Vừa qua Hidano đã tổ chức thành công hội thảo lúa hữu cơ tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang cùng với bà con nông dân nơi đây. Thông qua hội thảo Chế phẩm sinh học Hidano đã cùng bà con nơi đây tham quan và khảo nghiệm mô hình trồng lúa hữu cơ.... 549 lượt xem -
30/05/2019 Cách xử lý nước ao nuôi bị xanh đơn giản và hiệu quả
Nước ao nuôi cá có màu xanh chủ yếu là do sự phát triển của tảo. Sau đây chế phẩm sinh học hidano xin giới thiệu làm sao để nhận biết màu nước tốt ,xấu và cách xử lý nước hồ nuôi cá bị xanh hiệu quả.... 1990 lượt xem -
30/05/2019 Cách quản lý ao nuôi tôm vào mùa mưa bão
Vào mùa mưa lớn kéo dài thất thường tạo điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển thành dịch, tiềm ẩn nhiều mối nguy cho tôm nuôi.Thông qua bài viết này chế phẩm sinh học hidano chia sẻ đến bà con một số kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm vào mùa mưa bão nhằm giúp người nuôi tránh được những rủi ro và thiệt hại trong thời gian này. ... 573 lượt xem -
28/05/2019 Chế phẩm sinh học là gì?Tìm hiểu về chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm sinh học phục vụ trong sản xuất nông nghiệp như: phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm xử lý môi trường nước trông nuôi trồng thủy sản, xử lý chuồng trại trong chăn nuôi.... 617 lượt xem -
23/05/2019 Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi,trồng và Thủy sản
Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cũng đã đem lại một bước tiến mới trong việc phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam. Chế phẩm sinh học có thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc hóa học, hóa chất, kháng sinh, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường.... 327 lượt xem -
09/05/2019 Sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt hiện đại
Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt có nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng,..giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và thân thiện với môi trường sinh thái. Bài viết này chế phẩm sinh học hidano sẽ cùng bà con mình tìm hiểu chế phẩm sinh học cho ngành nông nghiệp hiện đại... 465 lượt xem -
02/05/2019 Biện pháp hạn chế rụng trái cam, chanh
Hiện tượng rụng trái non ở các cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên, bình thường. Ở một số cây như xoài, nhãn, điều… tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy nếu bị rụng nhiều quá sẽ làm giảm năng suất và cần phải có biện pháp hạn chế. Trogn bài viết nay chế phẩm sinh học hidano sẽ giới thiệu đến bà con Cách hạn chế rụng trái cam, chanh, quýt.... 268 lượt xem -
02/05/2019 Các chế phẩm sinh học phổ biến trên thị trường hiện nay
Chế Phẩm Sinh Học là những sản phẩm được điều chế ra từ sinh học với những mục đích khác nhau .Các loại chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp phổ biến nhu: Phân sinh học, thuốc trừ sâu sinh học,...Trong bài viết này chế phẩm sinh học hidano xin được chia sẽ cùng bà con những chế phẩm sinh học phổ biến nhất hiện nay.... 423 lượt xem